Khoá Học B01 – Nam Duong

Day 1

Day 2

Day 3

Day 4

Mối tương quan giữa các thành phần nguyên tố

Phần đa lượng nên là K – N – Ca mới đúng ( thay vì N-P-K)

K – N – Ca: là 3 thằng vừa tương sinh, vừa tương khắc:

N – thành tố trung tâm tạo chuỗi amino

  • Nếu gắn K vào theo kiểu tương sinh thì sinh ra kháng nội sinh, tức là sức đề kháng/ kháng thể cây trồng, và nếu kết hợp thêm yếu tố vi lượng đồng ( Cu) thì nó kháng nấm và kháng khuẩn
  • Nếu gắn Ca vào theo kiểu tương sinh thì xây dựng tế bào/ bộ khung xương của cây trồng

K – Ca: song hành và ức chế qua lại lẫn nhau:

  • Thực tế sử dụng quá nhiều dịch chuối ( K ), hoặc dùng nhìu phân K thì ức chế hấp thu Canxi dẫn đến bông trái rụng, ko đậu bông –> Thực thế lúc mới trồng dưa lưới, lúc gần thu hoạch mình cứ đè tưới dịch chuối, mà cũng ko bón canxi, nên bị thối đít trái/ thối trái
  • Nếu bón quá nhiều Canxi thì ức chế hấp thu K, dẫn đến bông thì đậu, nhưng mà ko ra hình thái quả

Điều quan trọng: Nếu đẩy N lên quá cao, thì buộc lòng cây nó sẽ lấy K hoặc Ca hoặc lấy cả 2 ( Lấy ở đây là lấy K, Ca nội tại của cây – chứ ko phải K Ca bón bên ngoài) để trung hoà làm giảm sự tích luỹ chuỗi amino có quá nhiều N, điều này nghĩa là sao?

–> Nếu bón quá nhiều đạm, cây nó tích luỹ đạm nhiều, thì buộc lòng nó phải lấy K lại ( K từ bản thân cây) để trung hoà đạm –> Làm cho cây bị suy K –> suy sức đề kháng. Rồi nó lấy luôn thằng Ca để trung hoà, lấy sạch Ca từ bản thân cây –> Bón dư hàm lượng N thì cây tự nhiên dễ bệnh, dễ nấm lá –> Bằng chứng là lúc nuôi quả dưa lưới cứ tấp đạm liên tục cho quả to, tới lúc trời mưa dễ bị nấm lá và nứt quả ( nấm lá do thiếu K, nứt quả do thiếu Ca)!

–> Thừa đạm dẫn đến rất nhiều vấn đề, thiếu N thì cây ko có bệnh, nó chỉ bị ốm đói, nhưng mà vẫn khoẻ, rất ít bệnh!

Kết luận:

  • Muốn cây khoẻ, điều quan trọng nhất là bón cân đối các thành phần, vì các thành phần có mối tương sinh và tương khắc –> cân đối dựa trên giai đoạn phát triển của cây ( cây con ko cần nhiều đạm làm gì, cây bông trái thì cần đủ kiểu hết cần tăng số lần bón phân, tăng thêm hàm lượng 1 cách cân đối –> nên phải thủ sẵn hàng lúc nào cần là có ngay). ko phải là thúc cái gì vô nhiều là tốt.
  • Lúc nuôi quả cần bón lượng đạm ở mức vừa đủ, ko thấp, ko cao vì: Xây dựng thành tố tế bào cần Canxi, xây dựng chất lượng hương vị cần Kali, vi lượng, xây dựng sắc thái màu lá cần Mg, xây dựng bộ rễ là P, xây dựng cái trái nó to ra là kích tố sinh trưởng, cái trái chắc là Canxi – Silic –> chứ ko phải lúc nuôi trái là cần đạm nhiều mà thúc cho nhiều đạm dẫn đến mất cân đối –> đạm càng nhiều nó rút K, Ca dẫn đến cây dễ bệnh!
  • Cây càng nhiều quả, thì càng cần trung vi lượng nhiều –> bón lượng ntn thì cần có bút đo ( cây nào cũng có bảng chỉ tiêu, lên google search – ví dụ: cây cà chua cần bao nhiêu ppm, bao nhiêu EC có hết!)

Câu châm ngôn: Muốn khử khoáng thì dùng tính axit, muốn khử đạm thì dùng tính kiềm ( bazo), K, Ca có tính kiềm nên người ta dùng K, Ca để khử đạm

Mg vs Fe

Fe: Nhân tố trung tâm của quang hợp

Mg: tạo nên diệp lục tố, tức là sắc thái màu lá, nhưng nó cần thằng Fe tổng hợp ánh sáng mặt trời

–> Nếu thiếu Fe, thì thằng Mg ko làm ăn gì đc –> Lá sẽ vàng nhợt từ đỉnh sinh trưởng nhợt xuống nguyên cây

Ca vs Bo vs P

  • P: phát triển rễ
  • Bo: phát triển đọt non
  • Ca: xây dựng tế bào mới phát triển đc rễ và đọt non

Ca đi với Silic: tạo nên chất lượng của quả, quả nó chắc

Ca đi với Zn: tạo nên sản lượng

Tầm quan trọng của Ca:

  • Ca nó kết hợp với Boron và P: Là yếu tố xây dựng bộ khung, gân lá, tế bào tạo rễ, tạo đọt
  • Là yếu tố để khử đạm, dư lượng nitrat
  • Là yếu tố kết hợp với Silic tạo ra chất lượng quả, làm quả chắc. Kết hợp Zn tạo ra sản lượng

Nếu ta đưa đầy đủ các thành phần IRON ( vi lượng – Fe, Mg, Zn, Silic, Bo, ….etc), và ION ( K, Ca, …), kết hợp với chuỗi free amino từ ủ dịch thuỷ phân, hoặc dùng fulvic ( humic/fulvic chỉ giữ đc K, Na, Mg, Ca: gọi là K-humate, Na-humate, Mg-humate, Ca-humate: gọi là dẫn xuất humic/fulvic) thì nó hình thành ra biến số X, trả về hàm số R –> tổng hợp proteins, enzymes để tạo thành nội sinh, kích kháng –> Tạo ra chất lượng và sản lượng của cây trồng!

—> Chỉ cần có bộ 3: đạm – từ đạm cá, K – từ dịch chuối, Canxi – từ thuỷ phân canxi, là đã trồng cây thoải mái rồi, trồng được hữu cơ 1 cách bài bản luôn. Còn Fe, vi lượng thì xài chelate người ta đã chế sẵn rồi cho khoẻ! –> Vậy là đã dư sức trồng cây theo hướng hữu cơ!

Leave a Comment